Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông là một trong những tiêu chuẩn cơ bản được các cơ quan kiểm tra áp dụng nhằm đánh giá chất lượng của quá trình thi công. Quá trình này được áp dụng theo tiêu chuẩn 4453 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Vậy theo 4453:1995 thì tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông bao gồm những điều khoản gì? Cách kiểm tra các tiêu chuẩn này như thế nào? Hãy cùng Shun Deng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình làm việc của bạn nhé!
Tóm tắt nội dung
Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông là gì?
Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông là tổng hợp tất cả những chỉ tiêu trong quá trình kiểm tra và nghiệm thu để đánh giá chất lượng thi công. Trong quá trình xây dựng, ngoài việc đáp ứng được các quy phạm thi công thì việc đảm bảo các tiêu chí trong quá trình nghiệm thu cũng rất quan trọng. Chính vì thế, việc nắm rõ các tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông để có quá trình xây dựng công trình hợp pháp và đạt chuẩn là cần thiết với bất kỳ ai đang hoạt động trong ngành xây dựng hiện nay.

Quá trình kiểm tra theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông 4453:1995, việc kiểm tra chất lượng của thi công bê tông bao gồm tất cả các khâu: lắp dựng cốp pha đà giáo, cách thức cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông PC hay PCB và dung sai trong kết cấu công trình. Về cách thức kiểm tra cốp pha đà giáo, công tác cốt thép hay chất lượng bê tông, bạn có thể tham khảo trong bài viết “Tiêu chuẩn 4453 về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu” để nắm thêm thông tin chi tiết.
Đặc biệt trong quá trình kiểm tra, cần xem xét cẩn thận độ sụt lún của hỗn hợp bê tông tại hiện trường theo quy định như sau:
- Đối với bê tông được trộn sẵn tại các điểm trộn bê tông (bê tông thương phẩm), bạn cần lưu ý kiểm tra mỗi lần giao hàng tại nơi đổ bê tông.
- Đối với bê tông trộn tại hiện trường, bạn cần kiểm tra ngay sau khi tiến hành trộn mẻ bê tông lần đầu tiên.
- Khi làm việc trong môi trường không ổn định, quá trình trộn bê tông cần được kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên và kiểm tra thêm ít nhất một lần một ca. Việc này đảm bảo sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng không khiến thành phần bê tông thay đổi.
- Khi trộn bê tông trong môi trường ổn định và điều kiện thời tiết tốt thì chỉ cần kiểm tra một lần trong ca.
Cường độ bê tông theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở ngày 28 bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
Quá trình nghiệm thu theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Công tác nghiệm thu theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông phải được tiến hành tại hiện trường và phải có đầy đủ một số loại giấy tờ sau:
- Đánh giá chất lượng bê tông qua kết quả mẫu thử và quan sát bằng mắt tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công tác cốt thép theo biên bản nghiệm thu trước lúc đổ bê tông;
- Các kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn so với thiết kế;
- Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu;
- Các bản vẽ cho phép thay đổi các chi tiết và các bộ phận trong thiết kế;
- Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng các loại vật liệu khác nếu có;
- Các biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha trước khi đổ bê tông;
- Các biên bản nghiệm thu nền móng;
- Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu;
- Sổ nhật ký thi công.
Sai lệch cho phép trong quá trình nghiệm thu theo tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối so với thiết kế, không vượt quá các trị số cụ thể. Các sai lệch này được xác định theo các phương pháp đo đạc bằng các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng.
Tên các sai lệch | Mức cho phép, mm |
1. Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc so với độ nghiêng thiết kế:
a) Trên 1m chiều cao kết cấu; b) Trên toàn bộ chiều cao kết cấu; – Móng – Tường đổ trong cốp pha cố định và cột đổ liền với sàn – Kết cấu khung cột – Các kết cấu thi công bằng cốp pha trượt hoặc cốp pha leo 1. Độ lệch của mặt bê tông so với mặt phẳng ngang; a) Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào b) Trên toàn bộ mặt phẳng công trình. 2. Sai lệch trục của mặt phẳng bê tông trên cùng, so với thiết kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát mặt bê tông. 3. Sai lệch theo chiều dài hoặc nhịp của các kết cấu; 4. Sai lệch tiết diện ngang của các bộ phận kết cấu 5. Sai lệch vị trí và cao độ của các chi tiết làm gối tựa cho các kết cấu thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép |
5
20 15 10 1/500 chiều cao công trình nhưng không vượt quá 100mm.
5 20
8 20 8 5 |
Các sai lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối.
Ngoài những tiêu chuẩn mà chúng tôi đã kể trên, tiêu chuẩn 4453 về nghiệm thu bê tông còn quy định nhiều điều khoản khác. Tuy nhiên, khuôn khổ của bài viết này không thể nêu lên hết tất cả, nên chúng tôi chỉ tóm lược lại những thông tin cần thiết nhất. Chi tiết nội dung tiêu chuẩn, mời bạn đọc xem hoặc download tại đây.
Hy vọng bài chia sẻ trên đã mang tới cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình tìm hiểu thông tin, đừng ngại comment ngay dưới bài viết. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, xây dựng nhà xưởng công nghiệp vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY
Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN Việt Nam – Singapore II, KLHCNDV – DT Bình Dương, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline : 0979012177 (Mrs. Thắm) – 0919797750 (Mr. WANG)
Email : shundeng.vp@gmail.com