Quy định lối thoát hiểm nhà xưởng

Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.

Lối thoát hiểm nhà xưởng, đường thoát nạn hay nói một cách đơn giản là lối, đường để chạy ra bên ngoài khi xảy ra sự cố bên trong nhà xưởng, nhà kho. Đường vào lối thoát hiểm bao giờ cũng có cửa thoát hiểm để tránh trường hợp khói xông vào.

Cửa lối thoát hiểm cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau :

Cửa từ phòng, tầng một trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh ra ngoài nhà;

Cửa từ các phòng của bất cứ tầng nào đến cầu thang có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh ra ngoài nhà;

Cửa từ các phòng đến lối đi qua hoặc hành lang có lối ra ngoài hay vào cầu thang đi ra ngoài;

Cửa từ các phòng vào phòng bên cạnh ở cùng tầng có bậc chịu lửa không thấp hơn cấp III, không chứa các ngành sản xuất theo tính nguy hiểm hạng A, B, C và có lối ra ngoài trực tiếp hay vào cầu thang có lối đi ra ngoài;

Quy định lối thoát hiểm nhà xưởng

Quy định lối thoát hiểm nhà xưởng

Đường thoát hiểm là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong một thời gian nhất định. Đường thoát hiểm phổ biến nhất là lối đi qua hành lang, tiền sảnh và cầu thang. Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí (thang máy, băng truyền) không được coi là đường thoát hiểm, vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động.

a) Lối thoát hiểm phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.

b) Các lối ra được coi là để thoát hiểm nếu chúng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

Dẫn từ các phòng của tầng một ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, cầu thang;

Dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào, không kể tầng 1, đến hành lang dẫn đến cầu thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các cầu thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;

Dẫn đến các phòng bên cạnh ở cùng một tầng có lối ra như ở mục a và Khi đặt các lối ra thoát hiểm từ hai cầu thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai cầu thang đó phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.

Các lối ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm; Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải trực tiếp ra ngoài.

c) Lối ra có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối đi dẫn tới cầu thang trong hay cầu thang ngoài tới hiên dẫn ra đường phố hay mái nhà, hay khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền đó ở cùng độ

d) Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát người.

e) Các lối ra phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn.

f) Không được lắp gương ở gần lối

Xem thêm : Quy định phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Theo quy định lối thoát hiểm nhà xưởng không được ít hơn hai, các lối thoát hiểm phải được bố trí phân tán. Khoảng cách xa nhất từ nơi tập trung đông người đến lối thoát hiểm nhà xưởng được quy định trong hai bảng sau :

Để xem đầy đủ, chi tiết về quy định lối thoát hiểm nhà xưởng của Bộ Công An, các bạn có thể tải file Word về

 TẠI ĐÂY 

3 bước khi sử dụng lối thoát hiểm

Quá trình thoát hiểm ra khỏi nhà, công trình chia làm ba bước:

Bước đầu tiên: là sự di chuyển của người từ điểm xa nhất đến lối thoát ra khỏi phòng (các gian phòng đó là các phòng khán giả, phân xưởng sản xuất, lớp học, hội trường, buồng điều trị …); bước này là quan trọng nhất vì bước này con người ở gần và trực tiếp vơi các yếu tố nguy hiểm (lửa, nhiệt độ cao, khói, hơi độc…) nên bước này phải kết thúc trong thời gian ngắn;

Bước thứ hai: là sự di chuyển của người từ cửa thoát hiểm của phòng đến cửa ra bên ngoài của tòa nhà (các lối đi qua, hành lang, chỗ giải lao, cầu thang, sảnh…); Thường đối với nhà sản xuất và nhà một tầng thì lối thoát ra khỏi phòng trùng với lối thoát ra ngoài, trường hợp này bước thoát thứ hai không có. bước này ít nguy hiểm hơn đối với sự sống con người nên có thể kéo dài hơn so với bước thứ nhất;

Bước thứ ba: là sự di chuyển của người từ lối thoát ra khỏi nhà tản đi thành các luồng đến khu vực không còn nguy hiểm. Bước này có ý nghĩa lớn hơn đối với các nhà ở gần các đường giao thông trong khu phố hoặc các đường vận chuyển trong khu vực xí nghiệp.

Liên hệ ngay cho Shun Deng để được hỗ  trợ công tác phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như :

CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY

Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN Việt Nam – Singapore II, KLHCNDV – DT Bình Dương, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline : 0979012177 (Mrs. Thắm)

Email : shundeng.vp@gmail.com