QC là gì? Kỹ sư QC là gì? Công việc & Nhiệm vụ của QC là gì?

Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.

Tóm tắt nội dung

QC là gì? QC là làm gì? Nhiệm vụ của QC là gì?

QC là thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trong lĩnh vực thi công xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết QC là gì. Đến những người trong ngành còn cảm thấy khó giải thích về thuật ngữ này. Mặc dù không được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nhưng không phải vì thế mà QC vơi bớt tầm quan trọng của nó.

Thuật ngữ QC có ý nghĩa to lớn đối với ngành thi công xây dựng. Những ai hoạt động trong lĩnh vực này chắc hẳn không thể bỏ qua các khái niệm như: QC là gì, QC trong xây dựng là gì, hay công việc của QC là gì. Bài viết dưới đây Shun Deng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến QC và nhiệm vụ của nó.

>> Xem thêm : QA là gì?

QC là gì? QC là làm gì? Nhiệm vụ của QC là gì?
QC là gì? QC là làm gì? Nhiệm vụ của QC là gì?

Để phân biệt các lĩnh vực (ngành nghề) với nhau, người ta chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên môn của nó. Điều này ngụ ý rằng: Mỗi lĩnh vực (ngành nghề) khác nhau bao giờ cũng có kiến thức chuyên môn khác nhau. Đó có thể là những từ ngữ (thuật ngữ) đặc thù được sử dụng riêng để mô tả quy trình sản xuất, cách thức hoạt động, tổ chức kinh doanh,… trong lĩnh vực (ngành nghề) ấy.

Lĩnh vực thi công xây dựng cũng không nằm ngoài quy định trên. Nó cũng tồn tại những khái niệm, thuật ngữ, quy ước và công thức tính toán của riêng mình. Trong đó, những người tham gia vào lĩnh vực này phải chấp nhận và tôn trọng thực hiện những thuật ngữ đó.

Nhắc đến thi công xây dựng, không ai có thể làm ngơ trước khái niệm QC là gì, hay đúng hơn là xác định nhiệm vụ của QC trong xây dựng. Đã làm trong nghề không ai lại không biết kỹ sư QC làm những gì. Phải nhận biết đúng tầm quan trọng của QC, cũng như ý thức đúng trách nhiệm của mình trong công việc, thì mới có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực thi công xây dựng được.

QC có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực (ngành nghề) khác nhau, nhưng nổi bật nhất vẫn là thi công xây dựng

QC là gì?

QC là viết tắt của cụm từ tiếng anh Quality Control, dịch sang tiếng việt có nghĩa là kiểm soát chất lượng. QC hiểu một cách đơn giản là kiểm tra, kiểm soát mọi công đoạn trong quá trình sản xuất, hay chế tạo một sản phẩm (dịch vụ) nào đó.

Công việc của QC là giám sát công nhân, máy móc, công nghệ, dây chuyền, nguyên vật liệu đầu vào, môi trường làm việc,… nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất, đạt tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, … và quan trọng hơn nữa là đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

QC là một bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay

QC là kiểm soát chất lượng
QC là kiểm soát chất lượng

QC trong xây dựng là gì?

QC trong lĩnh vực xây dựng là một bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng công trình được thi công theo đúng các yêu cầu kỹ thuật; sử dụng đúng các nguyên vật liệu đầu vào như sắt, thép, xi măng,…; vận hành trơn tru phương tiện sản xuất (máy móc, dây chuyền, xe chuyên chở); thực hiện tốt quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Kỹ sư QC là gì? Kỹ sư QC làm những gì?

Kỹ sư QC làm trực tiếp công tác kiểm tra các sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất theo quy trình. Còn kỹ sư QC trong xây dựng là người đảm nhiệm trách nhiệm quản lý chất lượng công trình thi công. Công việc của một kỹ sư QC khá phức tạp và yêu cầu tính trách nhiệm cao. Trong đó, họ phải thực hiện rất nhiều công việc nhỏ lẻ như:

  • Kết hợp với đội chỉ huy công trường lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng, đủ các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng và yêu cầu của khách hàng.
  • Lên kế hoạch dự phòng về quản lý chất lượng khi công trình gặp sự cố hay rủi ro bất ngờ.
  • Thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và vật tư đầu vào theo các thông số kỹ thuật.
  • Loại bỏ những vật tư có chất lượng không đạt chuẩn, không phù hợp, tiến hành làm việc với nhà cung cấp để tìm phương hướng xử lý, thay thế vật tư đảm bảo chất lượng.
  • Kiểm tra các trang thiết bị thi công vào, đảm bảo an toàn và khả năng vận hành tốt.
  • Tổ chức đồng thời trực tiếp thực hiện việc giám sát, theo dõi quá trình thi công từng hạng mục.
  • Tiến hành lấy mẫu, đo đạc các thông số kỹ thuật cần thiết để đảm bảo đáp ứng đúng các yêu cầu về quy chuẩn trong xây dựng.
  • Đôn đốc, yêu cầu các công nhân làm việc, sửa chữa, gia cố khi phát hiện những bộ phận bị sai sót, chưa đạt yêu cầu.
  • Giải đáp các thắc mắc của chủ đầu tư và khách hàng, ban lãnh đạo về những vấn đề liên quan đến chất lượng công trình.
  • Phối hợp với đội thi công và ban chỉ huy công trường tìm ra nguyên nhân, lên phương án giải quyết những khiếu nại, thắc mắc về chất lượng công trình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Đề xuất những phương án nhằm cải tiến phương pháp xây dựng, cải thiện môi trường lao động và hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ công nhân.
  • Tổ chức nghiệm thu công trình với chủ đầu tư.
  • Định kỳ làm các báo cáo lên trưởng bộ phận hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty.
  • Thực hiện các công việc phát sinh khác theo chỉ đạo của chỉ huy công trường và trưởng bộ phận.
Kỹ sư QC có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, khả năng xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả
Kỹ sư QC có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, khả năng xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả

Nhiệm vụ của QC là gì?

  • Kiểm tra và phê duyệt các bản vẽ thiết kế
  • Kiểm tra tiêu chuẩn và chất lượng cho các loại vật liệu đề xuất trong bản vẽ.
  • Đảm bảo sự chính xác và tính thống nhất giữa các hạng mục, bộ phận.
  • Tra soát công tác đo đạc, trắc đạc ngoài công trường.
  • Kiểm soát các thông số kỹ thuật của vật liệu đầu vào như: xi măng, gạch, sắt thép, cốp pha,..
  • Kiểm tra các loại phương tiện, máy móc, xe cộ chuyên dụng phục vụ trên công trường: máy lu, máy xúc, xe ủi, xe cẩu, bằng chuyền,..
  • Kiểm tra độ chính xác và của các cấu kiện, mấu nối, sàn nền, cột dầm,…
  • Giám sát quá trình thi công, lắp dựng nhà thép tiền chế….
  • Kiểm tra phần hoàn thiện như xây trát, ốp lát, sơn, lắp đặt hệ thống điện, nước.
  • Kiểm tra công đoạn thiết kế thi công khu vực sân vườn, tiểu cảnh và các hạng mục phụ trợ khác..
Nhiệm vụ của QC là gì?
Nhiệm vụ của QC là gì?

Công việc của QC là gì?

  • Lập kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu
  • Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
  • Lập báo cáo về sự cố xảy ra trong quá trình kiểm tra.
  • Lập báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, thi công
  • Thông tin với giám sát khách hàng hoặc đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư về tình hình chất lượng sản phẩm.

Công việc chính của QC là đảm bảo sản phẩm đầu ra, công trình đã hoàn thiện có chất lượng tốt nhất

Công việc chính của QC là đảm bảo sản phẩm đầu ra, công trình đã hoàn thiện có chất lượng tốt nhất
Công việc chính của QC là đảm bảo sản phẩm đầu ra, công trình đã hoàn thiện có chất lượng tốt nhất

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc phần nào: QC là gì? và nhiệm vụ của QC trong lĩnh vực thi công, xây dựng. Ngày nay, QC xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề của xã hội như: sản xuất, giao thông vận tải, kinh doanh buôn bán, xuất nhập khẩu,… Mục đích chính là giám sát, kiểm tra quy trình hoạt động, không ngừng cải thiện chất lượng đầu ra, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Nếu doanh nghiệp nào thiếu đi bộ phần QC, thì chắc chắn 1 điều: sản phẩm đầu ra sẽ được đúng như mong muốn, thậm chí là không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu. Về lâu dài sẽ tạo ra yếu tố bất lợi cho sản xuất kinh doanh, dẫn đến lợi nhuận sa sút do mất dần khách hàng tiềm năng. Hiểu được điều đó, các doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng nâng cao nhiệm vụ QC, thực hiện công việc này trên tinh thần trách nhiệm cao, hướng đến hoàn thiện chất lượng và nâng cao vị thế sản phẩm (dịch vụ) của mình trên thị trường.