Panen là gì ? Phân loại và cấu tạo sàn panen

Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.

Panen là một loại vật liệu có sức chịu tải tốt, phù hợp cho mọi công trình xây dựng như nhà dân dụng, nhà cao tầng, nhà xưởng,…

Sàn panen là kết cấu gồm hệ thống dầm bêtông dự ứng lực PPB và gạch block (đã được sản xuất, đúc sẵn ngay bên trong nhà máy) được triển khai thi công theo phương pháp lắp ghép.

Panen là gì

Đừng bỏ lỡ dịch vụ thiết kế nhà xưởng (CHẤT LƯỢNG NHẤT) dành cho doanh nghiệp.

Tóm tắt nội dung

Phân loại và cấu tạo sàn panen

Sàn panen chữ U

Bản và sườn chịu lực được đúc thành một khối. Do đó sử dụng vật liệu tương đối tiết kiệm. Kích thước cơ bản thường dùng là: rộng 400 – 600 mm, dày 200 – 250 mm. Chiều cao của sườn phụ thuộc vào nhịp. Đối với nhịp thông thường (3000 – 4200 mm) thì sườn cao 150 – 200 mm. Khi nhịp 6000 mm thì sườn có thể cao 300 mm. Để tăng cường độ cứng cho panen và tiện cho việc gối lên tường, hai đầu panen nên đặc kín. Khi chiều rộng của bản lớn hơn 800 mm (tốt nhất là 500 – 700 mm) thì nên làm sườn gia cường để giảm bớt chiều dày của bản.

Panen là gì ? Phân loại và cấu tạo sàn panen

Có hai cách bố trí sàn panen chữ U

Phần lõm hướng xuống dưới (hình a) như vậy mặt trên phẳng, có thể thi công trực tiếp lớp mặt sàn trên lớp kết cấu. Cách bố trí này hợp lý về phương diện chịu lực, nhưng trần không phẳng.

Panen chữ U dễ đục lỗ nên thích hợp với các loại tường có chứa nhiều đường ống như trong bếp, khu vệ sinh. Nếu yêu cầu trần phẳng cần phải cấu tạo trần treo.

Phần lõm hướng lên phía trên (hình b) như vậy phía dưới phẳng, còn phía trên làm thêm một lớp đệm bằng vật liệu nhẹ, sau đó thi công lớp mặt sàn bên trên.

Loại sàn này cách âm tốt và giá thành không cao.

cách bố trí sàn panen chữ U

Sàn panen hộp

Lỗ rỗng của panen có thể là hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, hình bầu dục,…. Hiện nay người ta hay dùng hơn loại panen hộp thay cho sàn panen chữ U tuy có tốn vật liệu hơn, chế tạo phức tạp hơn. Sàn panen hộp có mặt dưới và trên đều phẳng nên không phải làm trần phức tạp, tính cách âm lại tốt hơn, do đó được dùng rộng rãi trong xây dựng các công trình dân dụng.

Sàn panen hộp

Nhịp của panen vào khoảng từ 3,0 đến 6,0 m, rộng 400 đến 600 mm, đặc biệt rộng 1200 – 1500 mm, đôi khi tới 1600 – 3000 mm. Chiều dày sườn panen 30 – 60 mm, bản phía trên dày 25 – 40 mm, phía dưới dày 20 – 25 mm. Hai đầu panen cần chèn gạch hoặc bêtông để tránh gẫy và dập đầu panen. Panen hộp không cần thông qua xử lý cũng cách âm không khí được, nhưng cách âm va chạm kém (các lỗ rỗng tạo thành vòm khi có va chạm sẽ tạo âm hưởng lớn). Phương pháp khắc phục nhược điểm này là phủ lên trên một lớp vật liệu đàn hồi, sau đó mới thi công mặt sàn (lớp vật liệu đàn hồi có tác dụng làm giảm yếu năng lượng âm thanh truyền tới).

Bố trí panen sàn hộp

Kích thước phòng to nhỏ và quy cách panen có quan hệ lẫn nhau. Phải thiết kế sao cho quy cách panen ít loại nhất nhưng sử dụng được lặp lại nhiều nhất. Khi lắp panen sàn có hai khả năng xảy ra: hoặc vừa khít với kích thước phòng hoặc không vừa khít (thừa một khoảng trống rộng, hẹp tùy từng trường hợp cụ thể).

Để khắc phục khả năng xấu trên người ta thường dùng các cách sau:

  • Dùng hai loại panen để lắp sàn.
  • Dùng độ to nhỏ của mạch vữa để điều chỉnh.

Mạch vữa giữa hai panen phải từ 10 – 20 mm, có thể mở rộng mạch vữa để điều chỉnh, nhưng không được rộng quá 20 mm. Nếu mạch vữa rộng quá phải đặt thêm cốt thép, đề phòng giảm yếu khả năng chịu lực của sàn.

Xây tường nhô ra hay đổ toàn khối.

Cấu tạo mạch vữa giữa các panen

Với các phòng lớn có nhiều dầm, panen được gác lên dầm. Để đảm bảo độ cứng của sàn, hai đầu panen được liên kết với nhau theo phương pháp sau:

Liên kết đơn giản : Các panen giằng chéo với nhau theo hình chữ X bằng thép Ф6, sau đó đổ vữa chèn khe panen.

Cấu tạo mạch vữa giữa các panen

Liên kết toàn khối hóa : Áp dụng trong trường hợp panen gối lên dầm. Phương pháp cấu tạo như sau: đổ bêtông trên dầm đến độ cao gác panen, sau khi lắp xong panen đặt thép giằng bổ sung giữa khe panen và dầm rồi tiến hành đổ bêtông tiếp. Phương pháp này làm cho tính chất làm việc toàn khối của nhà tăng lên (độ cứng, độ ổn định của sàn và độ cứng chung của nhà tốt), nhưng thi công phức tạp.

Cấu tạo mạch vữa giữa các panen 2

Mạch vữa cạnh panen

Mạch vữa sẽ co ngót, tải trọng tác dụng không đều nhau có thể dẫn đến các panen di động, phá hoại lớp vữa trần, do đó phải chú ý xử lý liên kết hai bên cạnh panen.

Mạch vữa hình chữ V chế tạo đơn giản, chèn khe panen đơn giản, nhưng dễ sinh nứt.

Mạch vữa hình chữ U phía trên mạch rộng để dễ chèn khe panen, nhưng vẫn đễ sinh nứt.

Mạch vữa lồi lõm chống nứt tốt song cũng chưa triệt để, nên dùng vữa có khả năng giãn nở.

Mạch vữa cạnh panen

Shun Deng – Đơn vi tư vấn thiết kế & xây dựng công trình công nghiệp dân dụng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Cùng dàn đội ngũ thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.

Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, xây dựng nhà xưởng công nghiệp vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY

Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN VSIP II, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline : 0979012177 (Mrs. Thắm) – 0919797750 (Mr. WANG)

Email : shundeng.vp@gmail.com