Nhà công nghiệp nhiều tầng

Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.

Phần lớn nhà công nghiệp là nhà một tầng, nhưng có một số ngành công nghiệp phải bố trí trong nhà nhiều tầng. Nhà công nghiệp nhiều tầng so với nhà công nghiệp một tầng có những ưu điểm như chiếm ít đất, giảm được bức xạ của mặt trời tác dụng vào mái. Phù hợp với những dây chuyền sản xuất cần bố trí theo phương đứng, giảm được chiều dài của mạng lưới giao thông, đường ống, dây dẫn,…

Nhược điểm của nhà công nghiệp nhiều tầng chỉ là việc vận chuyển theo đường thẳng đứng khó khăn, tốn nhiều diện tích để làm cầu thang lên xuống, các sàn trung gian chịu tải trọng động của máy móc làm việc kém hơn sàn nền.

Nhà công nghiệp nhiều tầng là loại thấp hơn 6 tầng (hoặc thấp hơn 40m). Chiều cao tầng (h) thường lấy 4,2 – 4,3 – 5,4 – 6m (6m thường là chiều cao tầng 1). Chiều rộng thường lấy là (6+6+6).6 hoặc (7+3+7).6. Giá thành của sàn trung gian chiếm nhiều nhất (26 – 28%).

Về mặt kết cấu chịu lực, nhà công nghiệp có thể là nhà khung hoàn toàn hay không hoàn toàn. Khung hoàn toàn có thể áp dụng với sàn có dầm hoặc sàn không dầm (sàn nấm). Cả hai trường hợp đều có thể thi công toàn khối, lắp ghép hoặc lắp ghép toàn khối.

Xem thêm : Dịch vụ thiết kế nhà xưởng một tầng, nhiều tầng cho doanh nghiệp

Nhà công nghiệp nhiều tầng

Tóm tắt nội dung

Phương án sàn có dầm

Sàn có dầm gồm có các bộ phận chính : cột, dầm, sàn.

Phương án toàn khối

Có thể đặt dầm theo một phương (chỉ áp dụng khi chiều rộng của nhà không lớn lắm) hoặc đặt dầm theo 2 phương (khi chiều rộng nhà tương đối lớn). Dầm có dầm chính & dầm phụ.

Dầm chính đặt theo một trong hai phương, hai đầu tựa lên cột. Nhịp dầm thường trong khoảng 5 – 8m, chiều cao dầm từ 600 – 800, chiều rộng dầm từ 200 – 600.

Dầm phụ đặt vuông góc với dầm chính, tựa hai đầu lên dầm chính. Nhịp của dầm phụ từ 4 – 10m (thường gặp 5 -7m). Chiều cao dầm 400 – 600, chiều rộng dầm 250 – 300.

Sàn nhà công nghiệp thường chịu tải trọng lớn, do đó chiều dày sàn thường khoảng 80 – 120. Trong các nhà máy có tải trọng lớn, tải trọng động hoặc phát sinh các chất ăn mòn. Những phân xưởng mà ở sàn cần để chừa lỗ để lắp thiết bị thì sàn toàn khối rất thích hợp vì nó chịu lực tốt, chống ăn mòn và dễ để lại lỗ chừa có hình dạng kích thước khác nhau.

Nhược điểm của phương án này là thi công chậm, không tiết kiệm nguyên vật liệu.

Phương án lắp ghép

Sàn có dầm lắp ghép gồm có các bộ phận sau : cột, dầm, dàn.

Nhà công nghiệp nhiều tầng theo Phương án toàn khốiNhà công nghiệp nhiều tầng và các bộ phận của nó

Cột

Cột thường có tiết diện vuông hoặc chữ nhật. Tiết diện cột không đổi suốt chiều cao của nhà. Liên kết cột cần đạt 3 yêu cầu sau :

Cường độ của cột đủ lớn.

Thuận tiện cho việc lắp ghép.

Giảm công lao động tới mức tối thiểu

Mối nối nên đặt cách mặt sàn 500 – 700 để thuận tiện cho thao tác của công nhân.

Cột thường có tiết diện 400×400, 400×500, 400×600. Để làm chỗ tựa cho dầm, cột cần phải có vai cột (cần đặt thép đệm để thuận lợi cho việc liên kết dầm vào cột). Chiều dài cột thường bằng chiều cao tầng nhà. Trường hợp nhà có tầng, chiều dài cột tầng hầm sẽ dài hơn chiều cao tầng.

Cột nhà công nghiệp nhiều tầng

Dầm

Dầm tựa trực tiếp lên vai cột có nhiệm vụ đỡ sàn trung gian (sàn giữa các tầng). Dầm có thể có tiết diện hình chữ T, cánh nằm ở vùng nén. Tiết diện dầm có tai hoặc chữ T, cánh nằm ở vùng kéo.

Dầm chữ T có cánh nằm ở vùng nén có ưu điểm tận dụng được khả năng chịu nén của bê tông. Nhưng có khuyết điểm làm giảm chiều cao thông thủy của tầng.

Dầm chữ nhật có tai ở giữa làm tăng chiều cao thông thủy nhưng cấu tạo phức tạp, do đó hạn chế dùng.

Dẫm chữ T có cánh nằm ở vùng kéo, cho phép tăng chiều cao thông thủy, nhưng không hợp lý về mặt khả năng chịu lực của vật liệu.

Tấm sàn

Nhà công nghiệp nhiều tầng thường sử dụng các loại sàn sau đây :

Tấm có gờ dọc và gờ ngang.

Tấm chỉ có gờ xung quan.

Tấm nhiều lỗ rỗng.

Chiều dài của tấm lấy bằng 5700, chiều rộng 1900, chiều cao 250. Đường kính các lỗ rộng 100 – 150. Liên kết bằng cách hàn các tấm thép chôn sẵn ở mút tấm vào bản thép chôn sẵn ở dầm.

Các loại tấm sàn nhà công nghiệp nhiều tầng

Phương án lắp ghép toàn khối

Sàn bao gồm các cấu kiện bằng bê tông đúc sẵn, khi lắp dựng các cấu kiện này bằng bê tông đổ tại chỗ. So với phương án lắp ghép, phương án này có nhiều ưu điểm như : chịu tải trọng lớn, có khả năng chống ăn mòn cao, giảm được thép liên kết. Do vậy phương án này được dùng nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất.

Phương án sàn không dầm

So với sàn có dầm, sàn không dầm có ưu điểm sau :

Tăng chiều cao thông thủy của tầng nhà.

Cấu kiện có kích thước lớn, do đó có mức độ công nghiệp hóa cao.

Có thể tận dụng khối tích căn phòng, chiếu sáng, thông gió, bố trí đường ống và dây dẫn tốt hơn.

Sàn không dầm toàn khối

Phương án này được nghiến cứu áp dụng từ năm 1933 tại Liên Xô, nó mang nhiều nhược điểm nên hiện nay ít phổ biến.

Sàn không dầm lắp ghép

Cột

Có đài bao quanh để làm chỗ tựa cho mũ cột. Có chiều dài 4800, tiết diện 400×400. Đầu múi cột thu hẹp lại theo hình tháp cụt, cách múi trên của cột khoảng 400 có đài cột tiết diện 700×700 và chiều cao 250. Đài cột thu hẹp hình tháp cụt, tiết diện ngoài cùng cao 150. Cách mút dưới của cột khoảng 400, tiết diện cột thu hẹp lại theo hình tháp cụt, tiết diện dưới cùng có kích thước 250 – 300.

Mũ cột

Mũ cột có hình tháp cụt 4 mặt, ở giữa có lỗ để đặt mút trên của cột tầng dưới và mút dưới của cột tầng trên. Sau khi đặt các đầu cột vào vị trí, ta chèn bê tông để liên kết chúng thành một khối.

Tiết diện mặt trên của mũ khoảng (2000 – 2500)x(2000 – 2500), tiết diện mặt dưới của mũ khoảng 700×700, chiều cao của hình tháp cụt thu hẹp là 500 và bề dày của gờ ở mặt trên là 200. Bê tông chế tạo mũ cột dùng mác 400. Mũ cột có nhiệm vụ chủ yếu là tạo nên liên kết giữa sàn và cột, làm gối tựa cho tấm sàn giữa cột, truyền tải trọng lên cột và giảm nhịp tính toán của tấm sàn giữa cột.

Tấm sàn giữa cột

Là loại tấm có nhiều lỗ rộng, rộng 2000, dài 4600, dày 300, nặng khoảng 5 tấn. Các cạnh của tấm sàn có gờ dày 140, rộng 15 – 200. Các tấm sàn đặt vuông góc với nhau để làm chỗ tựa cho tấm sàn giữa nhịp và làm việc như dầm.

Tấm sàn giữa nhịp

Là loại tấm hình vuông có lỗ rỗng, mỗi cạnh 4200 – 4250, dày 150, nặng khoảng 0,5 tấn. Tấm này tựa 4 cạnh lên gờ cửa của tấm giữa cột. Bê tông chế tạo dùng mác 200.

Shun Deng – Đơn vi tư vấn thiết kế & xây dựng công trình công nghiệp dân dụng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Cùng dàn đội ngũ thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

 Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.

CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY

Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN Việt Nam – Singapore II, KLHCNDV – DT Bình Dương, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline : 0979012177 (Mrs. Thắm) – 0919797750 (Mr. WANG)

Email : shundeng.vp@gmail.com