Móng đơn : Cấu tạo và Công thức tính móng đơn

Chúng tôi rất vui khi bạn đọc bài viết này. Nếu thấy bài viết hay và đầy đủ thông tin, hãy tặng chúng tôi 1 like. Nếu thấy bài viết chưa ổn, cần chỉnh sửa bổ sung thêm. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để ShunDeng bổ sung kịp thời. Rất cám ơn bạn đã dành thời gian đóng góp ý kiến để Website được tốt hơn nữa.

Móng đơn có kích thước không lớn, có đáy vuông, chữ nhật hoặc tròn thường làm bằng gạch, đá xây, bê tông hoặc bê tông cốt thép.

Móng đơn thường dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten,…

Nhược điểm của móng đơn là khi gặp những trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng ta phải đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Chính vì vậy, móng đơn chỉ nên được dùng trong trương hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm.

Tóm tắt nội dung

Phân loại và cấu tạo móng đơn

Phân loại và cấu tạo móng đơn

Thuộc loại móng đơn, cùng Shun Deng tìm hiểu chi tiết cấu tạo các loại sau :

Móng đơn dưới tường

Móng đơn dưới tường được áp dụng hợp lý khi áp lực do tường truyền xuống có vị trí số nhỏ hoặc khi nền đất tốt và có tính nén lún bé.

Các móng đơn dưới tường đặt cách nhau từ 3 đến 6m dọc theo tường và đặt dưới các tường góc nhà, tại các tường ngăn chịu lực và tại các chỗ có tải trọng tập trung trên các móng đơn, người ta đặt các dầm móng (dầm giằng).

Móng đơn dưới tường

Móng đơn dưới cột và dưới trụ

Móng đơn dưới cột làm bằng đá hộc như hình dưới. Móng bê tông và bê tông đá hộc cũng có dạng tương tự. Nếu trên móng bê tông hoặc móng đá hộc là cột thép hoặc bê tông cốt thép thì cần phải cấu tạo bộ phận để đặt cột, bộ phận này được tính toán theo cường độ của vật liệu xây móng.

Các móng đơn làm bằng gạch đá xây loại này, khi chịu tác dụng của tải trọng tại đáy móng xuất hiện phản lực nền, phản lực này tác dụng lên đáy móng, và phần móng chìa ra khỏi chân cột hoặc bậc bị uốn như dầm console, đồng thời móng có thể bị cắt theo mặt phẳng qua mép cột.

Móng đơn dưới cột và dưới trụ

Do vậy tỷ số chiều cao và chiều rộng của bậc móng (h/l) phải lớn khi phản lực nền (r) lớn và cường độ vật liệu nhỏ. Mặt biên của móng phải nằm ngoài hệ thống đường truyền ứng suất trong khối móng. Do vậy để quy định móng cứng hay móng mềm, người ta dựa vào góc α.

Đối với móng cứng α phải bé hơn αmax nào đó, nghĩa là tỷ số h/l không được nhỏ hơn các trị số sau :

Móng đơn : cấu tạo và công thức tính móng đơn

Trường hợp đặt cốt thép ở bậc cuối cùng thì tỷ số h/l của các bậc phía trên phải < 1 (αmax = 45o).

Chiều cao bậc móng : móng bê tông đá hộc hb ≥ 30, móng gạch đá xây hb = 35 ÷ 60 cm.

Đối với móng đơn bê tông cốt thép thì không cần khống chế tỷ số h/l mà căn cứ vào kết quả tính toán để xác định chiều cao, kích thước hợp lý của móng và cốt thép.

Thuộc loại móng đơn bê tông cốt thép có thể người ta dùng móng đơn bê tông cốt thép đổ tại chỗ khi mà sử dụng kết cấu lắp ghép không hợp lý hoặc khi cột truyền tải trọng lớn. Móng đơn bê tông cốt thép đổ tại chỗ có thể được cấu tạo nhiều bậc vát móng.

Cấu tạo một số móng đơn BTCT đổ tại chỗ
Cấu tạo một số móng đơn BTCT đổ tại chỗ

Dưới các móng bê tông cốt thép, thường người ta làm một lớp đệm sỏi có tưới các chất dính kết đen hoặc vữa xi măng, hoặc bằng bê tông mác thấp hoặc bê tông gạch vỡ. Lớp đệm này có tác dụng :

Tránh hồ xi măng thấm vào đất khi đổ bê tông.

Giữ cốt thép và cốp pha ở vị trí xác định, tạo mặt bằng thi công.

Tránh khả năng bê tông lẫn với đất khi thi công bê tông.

Móng đơn bê tông cốt thép lắp ghép dưới cột được cấu tạo bằng một hoặc nhiều khối. Để giảm trọng lượng người ta làm các khối rỗng hoặc khối có sườn để việc cấu lắp thi công dễ dàng.

Cấu tạo móng đơn lắp ghép
Cấu tạo móng lắp ghép

Đừng bỏ qua dịch vụ thiết kế nhà xưởng của chúng tôi

Tính toán móng đơn

Nguyên tắc xác định kích thước đáy móng

Đảm bảo điều kiện xác định kinh tế, kỹ thuật : biến dạng nền không quá lớn, áp dụng lý thuyết đàn hồi tính các đặc trưng biến dạng, tận dụng khả năng làm việc của nền trong giai đoạn biến dạng tuyến tính.

Khi tải trọng đúng tâm : Ptb ≤ Rtc                 (1)

Khi tải trọng lệch tâm : Pmax ≤ 1.2 Rtc         (2)

(Ptb, Pmax : áp suất đát móng trung bình và lớn nhất; Rtc : cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

Rtc = m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)             (3)

Trong đó,

  • b : chiều rộng móng
  • q : tải trọng bên móng
  • c : lực dính đơn vị của nền đất
  • A1/4, B, D : các hệ số phụ thuộc góc ma sát trong của đất.
  • m : hệ số điều kiện làm việc của nền móng.

Xác định kích thước móng chịu tải đúng tâm

Ptb = (Ntc + G)/(l.b)           (3)

Ptb = (Ntc / α.b²) + γtb.Hm     (4)

Α = l/b

Trong đó,

  • G : trọng lượng phần móng và đất phía trên
  • γtb : Trọng lượng riêng trung bình của đất và móng
  • Hm : Chiều sâu đặt móng

Từ Ptb = Rtc ta có :

(Ntc / α.b²) + γtb.Hm =  m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)

Chiều rộng được xác định như sau : b³ + k1b² – k2 = 0        (6)

Trong đó : 

Hệ số M1,M2, M3 phụ thuộc góc ma sát ϕtc.

 Các bài viết dành riêng cho bạn :

Shun Deng – Đơn vi tư vấn thiết kế & xây dựng công trình công nghiệp dân dụng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Cùng dàn đội ngũ thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.

CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY

Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN VSIP II, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Hotline : 0979012177 (Mrs. Thắm) – 0919797750 (Mr. WANG)

Email : shundeng.vp@gmail.com