Cấu tạo sàn nhà dân dụng, công nghiệp. Sàn nhà là bộ phận kết cấu đồng thời làm hai nhiệm vụ chịu lực và bao che của nhà. Là kết cấu chịu lực, sàn chịu tất cả các loại tải trọng thường xuyên và tạm thời tác động lên do trọng lượng bản thân của tường vách, thiết bị, đồ đạc và lực tác động của người, vật đi lại bên trên để truyền xuống các kết cấu gối đỡ như tường, cột.
Tóm tắt nội dung
Phân loại sàn nhà
Theo giải pháp kết cấu
Dựa theo giải pháp kết cấu của bộ phận chịu lực, sàn được phân ra làm 2 loại chính là sàn dầm & sàn không dầm.
Sàn dầm : kết cấu chịu lực chính là các dầm đặt song song cách đều nhau, bên trên gác các tấm chịu lực. Loại sàn này ít thông dụng vì là giảm chiều cao có ích của tầng nhà và đôi khi làm giảm độ chiếu sáng tự nhiên (khi dầm đặt song song với tường ngoài).
Sàn không dầm : kết cấu chịu lực là các tấm phẳng đặc hay rỗng. Loại sàn này phổ biến hơn vì đã phần nào khắc phục được các nhược điểm của lại sàn có dầm.
Theo vật liệu
Tùy theo vật liệu dùng để cấu tạo các bộ phận chịu lực của sàn người ta chi ra 3 loại sau :
Sàn gỗ.
Sàn bê tông cốt thép.
Sàn dầm thép.
Trước đây, sàn gỗ được áp dụng rỗng rãi không chỉ trong các nhà gỗ mà cả các nhà gạch với số tầng bất kỳ. Hiện nay chỉ hay dùng trong các loại nhà gỗ hay nhà gạch dưới 4 tầng.
So với sàn gỗ, sàn bê tông cốt thép có nhưng ưu điểm hơn nên ngày này được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy theo biện pháp thi công nhà xưởng, sàn bê tông cốt thép lại chia ra sàn toàn khối và sàn lắp ghép. Sàn BTCT lắp ghép cho phép công nghiệp hóa xây dựng cao hơn nên phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn nhiều so với sàn BTCT toàn khối.
Sàn dầm thép vì chiếm nhiều vật liệu hiếm, đắt nên hiện nay không dùng trong xây dựng và các nhà dân dụng thông thường.
Cấu tạo sàn nhà bằng gỗ
Đặc điểm và phạm vi ứng dụng
Trong nhà dân dụng sàn gỗ chỉ gặp kiểu sàn dầm. Sàn có ưu điểm nhẹ, cấu tạo thi công đơn giản nhưng kém bền, chịu lửa kém. Ở những vùng vật liệu địa phương sẵn gỗ, sàn gỗ được áp dụng phổ biến trong các công trình thấp tầng, cấp thấp và trung bình, đôi khi là nhà cao tầng. Đối với nhà ở thành phố, thường không sử dụng loại sàn này, vì loại sàn này có độ bền kém và giá thành đắt.
Để tăng độ bền cho sàn gỗ người ta phải tìm cách hạn chế ảnh hưởng của mục, mọt đối với các bộ phận chịu lực chính của sàn. Biện pháp thường dùng là chọn loại gỗ tốt, có độ ẩm phù hợp yêu cầu cho phép, được tẩm hấp sấy khô trước khi sử dụng, và khi cấu tạo chú ý giải quyết vấn đề thông hơi sàn, bảo đảm sàn luôn khô ráo.
Biện pháp tăng cường độ chịu gỗ của sàn lửa hiện nay chủ yếu vẫn là quét phủ các vật liệu chống cháy cho các bộ phận kết cấu chịu lực của sàn.
Quy cách cấu tạo sàn nhà bằng gỗ chi tiết
Kết cấu chịu lực của sàn gỗ là một hệ thống các dầm gỗ đặt cách đều và song song với nhau theo phương ngang hay dọc của nhà. Tuy nhiên nó chỉ hợp lý khi khẩu độ dầm không quá 4m và được gác lên dầm ngang hay tường ngang chịu lực.
Với các khẩu độ lớn, sàn gỗ sẽ kém kinh tế hơn vì chiều cao tiết diện dầm tăng quá lớn. Trong trường hợp này thường phải bố trí thêm dầm chính, các dầm chính cách nhau 3 – 4m và đặt theo phương ngắn của phòng. Các dầm chính có tiết diện do tính toán quyết định.
Tỷ lệ giữa chiều & rộng của tiết diện thường là 1,5 : 1 đến 3,5 : 1. Chiều cao sẽ phụ thuộc khẩu độ dầm và thường lấy bằng 1 : 20 đến 1 : 15 khẩu độ đó. Các dầm phụ đặt cách nhau thường là 0.7, 0.8 và 1m. Chiều cao dầm sẽ tùy thuộc vào khẩu độ dầm (chiều dài dầm) mà lấy bằng 1.6, 1.8, 2 hay 2.2m. Còn chiều rộng dầm phụ thường là 8 đến 10cm.
Ngoài các dầm gỗ hộp đặc hình chữ nhật, người ta còn dùng các dầm bằng gỗ ghép kinh tế hơn có tiết diện hình chữ T. Phần dưới 2 mặt bên của dầm chữ nhật có ghép thêm phần tai dầm gọi là “con bọ” dùng để gác phần trần sàn. Con bọ liên kết với dầm gỗ bằng đinh và có kích thước cao 4cm, rộng 5cm.
Khi gác dầm gỗ chính lên tường phải đảm bảo mối liên kết giữa chúng thật vững chắc vì có vậy mới bảo đảm độ cứng cũng như độ ổn định chung của sườn nhà.
Trong nhà gỗ, mối liên hệ giữa dầm và tường phải giải quyết theo kiểu mộng đuôi én.
Trong nhà gạch, mối liên hệ giữa dầm và tường tổ chức theo kiểu gác lên gờ tường hay hốc tường. Kiểu gác lên gờ tường ít được sử dụng vì làm cho công tác xây dựng phức tạp và việc bảo vệ đầu dầm khó khăn.
Dầm phải được gác lên tường từ 10 đến 15cm. Hốc tường phải đủ rộng để đầu dầm gác lên mà không bị thúc hay cấn vào tường (cách tường 2 – 3cm) . Để tránh cho đầu dầm khỏi bị mọt, khoảng 40cm phía đầu dầm cần tẩm thuốc chống mục và đầu dầm phần nằm trong hốc có bọc lót giấy dầu quét hắc ín. Đầu dầm có thể đặt ngay lên trên vữa hay gạch song tốt hơn nên đặt lên trên một khúc gỗ đệm hoặc lớp tôn.
Giữa dầm và tường phải có neo sắt liên kết chúng lại. Giữa hai dầm gác đối đầu lên tường cũng yêu cầu như vậy. Hốc tường có thể để hở. Chỗ hai đầu dầm gác đối đầu lên tường mỏng, hốc sẽ làm xuyên thông nhau và để bảo đảm yêu cầu cách âm và phòng cháy, phần không gian ở giữa dầm và mặt trong hốc được nhồi kín từ ngoài vào sâu 10cm.
Ở các phòng có độ ẩm lớn, để tránh hơi ẩm chui vào hốc tường người ta cũng chèn kín khoảng hỡ giữa thành hốc và đầu dầm bằng vữa như trường hợp trên. Những trường hợp khác có thể để hở hốc tường và thông gió cho hốc để tránh cho hơi ẩm ngưng tụ trong hốc làm mục đầu dầm. Cần tránh gác dầm lên phần tường ống khói, phần đầu dầm đáng lẽ gác lên tường này sẽ gác vào một dầm phụ trung gian bố trí sát gần phần tường ống khói.
Mối liên kết giữa các dầm phụ với nhau hay giữa dầm chính và phụ có thể giải quyết theo kiểu mộng, kiểu đai thép, tựa trực tiếp lên mặt dầm hoặc tai dầm.
Để tạo một mặt trần phẳng giữa các dầm gỗ có gác tấm trần theo kiểu ván gỗ ghép, tấm đặc hay tấm rỗng. Trước đây tấm trần thường làm theo kiểu ván ghép thi công tại chỗ, hiện nay người ta áp dụng các loại tấm trần sản xuất sẵn tại nhà máy bằng nhiều vật liệu khác nhau.
Để cho sàn được cách âm và cách ẩm tốt hơn các khe hở giữa dầm và tấm trần đều được miết kỹ bằng đất sét hay vữa thạch cao, vữa vôi, đặc biệt khi tấm trần làm bằng bê tông thạch cao hay bê tông nhẹ khác. Với sàn có tấm trần gỗ ván ghép thì bên trên tấm trần gỗ là 1 – 2 lớp giấy dầu. Bên trên lớp trần còn đổ thêm các vật liệu vụn như cát, xỉ để tạo độ cách âm cho sàn, lớp này dày khoảng 4 – 5cm.
Để tăng cường tính cách âm va cham cho sàn, giữa dầm chính và các ván lát còn có thêm dầm đệm đỡ sàn, có lớp vật liệu đàn hồi và đôi khi cả vật liệu hút âm (2,3 lớp giấy dầu, tấm sợi gỗ ép, lớp bông khoáng chất, sợi thủy tinh,…).
Bài tiếp theo : Cấu tạo sàn nhà bê tông cốt thép.
Shun Deng – Đơn vi tư vấn thiết kế & xây dựng công trình công nghiệp dân dụng với hơn 10 năm kinh nghiệm. Cùng dàn đội ngũ thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách những công trình mang tính thời đại, vững chắc cùng hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà xưởng công nghiệp thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để tận hưởng những dịch vụ chất lượng nhất.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH SHUNDENG TECHNOLOGY
Địa chỉ : Số 20 Vsip II, đường số 1, KCN Việt Nam – Singapore II, KLHCNDV – DT Bình Dương, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Hotline : 0979012177 (Mrs. Thắm) – 0919797750 (Mr. WANG)
Email : shundeng.vp@gmail.com